Sắp cưới, cô gái phát

Sắp cưới, cô gái phát hiện bạn trai có 6 con riêng: Tận tâm làm mẹ kế, chồng nhớ nhung vợ cũ

Câu chuyện tình yêu của đôi vợ chồng này khiến nhiều người trẻ suy ngẫm về tình yêu và trách nhiệm trong hôn nhân.

Người phụ nữ tôi đang nhắc đến có tên là Trần Trúc Ẩn, vợ thứ hai của Chu Từ Thanh – một nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Nói về Chu Từ Thanh thì năm lên 10, ông có cuộc hôn nhân sắp đặt với bà Võ Chung Khiêm – tiểu thư nhà giàu. Dù là tiểu thư nhưng sau khi lấy chồng, bà Võ lo liệu nữ công gia chánh rất chu toàn, không nề hà khổ cực. Tình cảm của họ nhờ vậy rất tốt đẹp, sinh được 6 con.

Tuy nhiên do mắc bạo bệnh mà sau đó bà Võ qua đời. Ông Chu vì quá nhớ thương vợ mà tuyên bố không tái hôn. Nhưng người tính không bằng trời tính, được bạn bè mai mốt, ông sau đó đã nghĩ thoáng hơn và tìm hiểu cô gái trẻ Trần Trúc Ẩn.

Đây là một cô gái trẻ trung, hoạt bát, có tài văn chương, khá hợp với Chu Từ Thanh. Khi cả hai sắp tính đến chuyện cưới xin thì cô Trần (lúc đó tầm 20 tuổi) phát hiện ông Chu có 6 con riêng nên khá sốc và lảng tránh. Ông Chu phải kiên nhẫn gửi rất nhiều thư từ năn nỉ, khẳng định tình cảm thì cô mới dần bị thuyết phục mà quay lại, đồng ý làm mẹ kế 6 con riêng của ông.

Sắp cưới, Trần Trúc Ẩn mới biết bạn trai đã có 6 con riêng (Ảnh minh họa: Sixthtone, xoicheuttuyen)

Gia đình đông con, thu nhập chính chỉ có từ việc dạy học và viết lách của chồng nên kinh tế khá khó khăn. Cô Trần chưa bao giờ phàn nàn mà cố gắng chi tiêu tằn tiện nhiều nhất. Một người con gái đam mê văn nghệ, vẽ vời, văn chương thì nay tối ngày chỉ cắm mặt vào cơm nước, giặt giũ… Thậm chí, để có tiền thuê gia sư cho các con học, cô còn âm thầm đến bệnh viện bán máu nhiều lần. 6 đứa con chồng và 3 đứa con chung đều được cô đối xử công bằng, nuôi dạy thành người.

Tưởng hy sinh như vậy sẽ được chồng yêu thương nhiều hơn, nhưng chỉ một lần lỡ nói chuyện say sưa với bạn về chủ đề xem kịch, thời trang mà cô Trần bị ông Chu hằn học, so sánh cô không bằng vợ quá cố rồi ghi những lời lẽ không hay đó vô nhật ký. Vốn nhạy cảm và có cá tính, Trần Trúc Ân không chịu nổi sự lạnh nhạt của chồng nên mạnh mẽ đề nghị ly hôn. Lúc này chồng cô mới nhận ra được tầm quan trọng của vợ và thay đổi.

Nhiều năm sau, ông Chu qua đời, một mình cô Trần nuốt nước mắt nhớ thương chồng vào lòng, gượng dậy kiếm tiền nuôi sống các con công thành danh toại. Cô quyết không tái hôn dù lúc đó vẫn còn khá trẻ đẹp. Có lẽ công ơn của cô dành cho các con chồng quá to lớn nên khi cô qua đời, họ vô cùng thương tiếc và tưởng nhớ đến cô mãi về sau. “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” có lẽ đã không còn đúng với gia đình này nữa.

Đọc qua câu chuyện tình của đôi vợ chồng nhà văn, ai nấy cũng phải thốt lên rằng: Tình yêu chân thành vẫn luôn tồn tại dẫu có trăm đắng ngàn cay, hoàn cảnh ngặt nghèo. Chỉ nhờ tiếng gọi con tim mà một cô gái trẻ có thể bỏ qua những chàng trai xứng đôi vừa lứa để về làm vợ một người đàn ông đã qua lần đò có 6 con riêng. Cô có thể từ bỏ đam mê, bán cả máu để lo cho cả gia đình, có thể rộng lượng tha thứ cho sự ích kỷ của chồng mà duy trì hôn nhân dẫu chồng đã qua đời, khi đến hơi thở cuối cùng.

Câu chuyện về chiếc “bánh đúc có xương” của cô Phan Thị Hoa (Nghệ An) minh chứng cho việc: “Mẹ tuy không dứt ruột sinh con nhưng trái tim của mẹ đầy tình yêu và sự bao dung, mẹ có thể chịu cực khổ thiếu thốn nhưng nhất định yêu thương con theo cách hoàn hảo nhất.”

Qua đó, còn là sự nể phục đối với tấm chân tình và nghị lực của người “mẹ kế” dành cả một đời toàn tâm toàn ý lo cho chồng và con riêng, chẳng một lần oán than, trách móc. Không phải mẹ kế nào cũng ghét con riêng của của chồng mà lạnh nhạt, đối xử tệ bạc. Đâu đó trên cuộc đời này vẫn có những chiếc “bánh đúc có xương”, hết lòng yêu thương những đứa con không phải do mình đứt ruột đẻ ra. Vì trẻ con chẳng có tội mọi người ạ, cứ cho đi yêu thương rồi ta sẽ nhận lại thương yêu.