Những vấn đề liên quan đến tâm linh luôn là điều bí ẩn, thu hút sự quan tâm của mọi người khiến các nhà khoa học phải đau đầu. Điển hình là mốc thời gian 3 giờ 07 phút với quan niệm “khung giờ của ma quỷ”. Tuy nhiên, sự kiện này có thể lý g.iải bằng khoa học.
Hiện tượng 3 giờ 07 phút thể hiện điều gì? (Ảnh: Gencinexin)
Thức giấc vào khoảng thời gian 3 đến 4 giờ sáng là do ma quỷ?
Thông tin từ báo Doanh nhân Việt Nam, theo quan niệm của người Phương Tây, khung thời gian từ 3 giờ đến 4 giờ sáng là lúc “ma quỷ hoành hành”. Họ cho rằng đây là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất trong ngày. Đặc biệt là mốc 3 giờ 07 phút, khi một vị thánh đã dừng sự sống, không thể bảo vệ những con chiên của mình.
Theo đó, nếu lúc đang ngủ mà bất chợt mở mắt rồi thấy đồng hồ điểm đúng 3 giờ 07 phút hoặc 3 giờ 15 phút và chó hoặc mèo kêu sủa thì có thể những thế lực vô hình đang hiện diện xung quanh. Đó được xem như “tà lực”, và trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người. “Bí ẩn” này đã trở thành niềm cảm hứng để các nhà làm phim kinh dị lồng ghép vào tác phẩm điện ảnh nhằm tăng thêm phần kịch tính.
Bất ngờ tỉnh giấc lúc nửa đêm hoặc sáng sớm sẽ khiến cơ thể chúng ta mỏi mệt. (Ảnh: Singapore Today)
Song song đó, một số ý kiến khác theo quan niệm người phương Đông lại cho rằng, khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ sáng là lúc linh hồn người thân đã khuất trở về thăm chúng ta. Hiện tượng tâm linh này khiến căn phòng thay đổi nhiệt độ và khiến con người tỉnh giấc bất ngờ. Tại Việt Nam, người ta còn lấy đây là khung giờ để “âm dương tách dần nhau ra”.
Tuy nhiên, những thông tin trên chưa được chứng minh bởi khoa học, chỉ đưa ra từ quan niệm chủ quan hoặc văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của từng địa phương. Như vậy, độ tin cậy không được xác định rõ ràng.
Khung giờ từ 3 đến 4 giờ sáng trong góc nhìn khoa học
Báo Vietnamnet đưa tin, theo Y học cổ truyền Trung Quốc, kinh lạc hay còn gọi là đường khí huyết vận hành có liên hệ mật thiết tới đồng hồ sinh học của mỗi người. Vì vậy, việc thức giấc vào mỗi thời điểm trong tối hoặc sáng là dấu hiệu về sức khỏe đang gặp vấn đề.
Theo đó, trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 5 giờ, nếu thức giấc giữa chừng, bạn có thể gặp một số vấn đề như sau:
– Từ 1 giờ đến 3 giờ: Thời gian này, kinh lạc sẽ liên kết với bộ phận gan nhằm đào thải một số chất độc ứ đọng trong cơ thể. Quá trình đó diễn ra hiệu quả gần như gấp đôi nếu con người ngủ sâu giấc. Những người thức giấc vào khoảng thời gian này có 2 lý do là gặp vấn đề về gan hoặc tâm lý bất ổn vì cảm xúc bực bội dồn nén vào ban ngày.
Để giải quyết vấn đề trên, mọi người có thể uống nhiều nước lạnh, ăn rau củ quả. Đặc biệt, đối với người bị bất ổn tâm lý thì nên giải quyết các vấn đề khiến bản thân khó chịu trước khi ngủ để có một đêm an giấc.
Giấc ngủ rất quan trọng với mỗi người. (Ảnh: The News York Times)
– Từ 3 giờ đến 5 giờ: Y học hiện đại cho biết, thời gian này là lúc phổi làm việc. Lúc này, kinh lạc sẽ liên kết với phổi để khắc phục một số “tổn thương” trong quá trình ăn uống, hít thở vào ban ngày. Tuy nhiên, Trung y còn cho rằng đây là thời điểm kinh lạc kết nối với nỗi buồn sâu trong cơ thể. Bởi vậy, những người thức giấc vào thời điểm này có thể bị ảnh hưởng bởi một nỗi khổ tâm hoặc cảm xúc tiêu cực không thể nói ra.
Khi thức giấc bất ngờ vào khoảng thời gian này, bạn nên hít chậm và sâu, tĩnh tâm để có thể ngủ lại.
Cũng theo nguồn tin trên, một số nhà khoa học phương Tây cho biết bộ não của con người sẽ không tỉnh táo nếu đột ngột thức giấc vào ban đêm. Khi đó, con người sẽ bị mông lung và khiến bản thân tự suy đoán ra những điều siêu nhiên nhưng không rõ thực hay mơ. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là quán tính giấc ngủ, con người càng thức giấc đột ngột thì càng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đồng thời, việc con người thức giấc trong khoảng thời gian này cũng dễ ảnh hưởng tới vật nuôi, khiến chúng kêu sủa inh ỏi.
Dù đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng mốc thời gian 3 giờ 07 phút vẫn là điều bí ẩn với nhiều người. Tuy nhiên, thay vì suy đoán không có căn cứ, mọi người nên khắc phục bằng cách ăn uống, tập thể dục điều độ hoặc tới gặp bác sĩ nếu mất ngủ, thức giấc liên tục trong thời gian dài.
Xem thêm: Cứ 2-3 giờ sáng lại tỉnh giấc, khó ngủ lại được: Không chỉ là chứng mất ngủ, đây có thể là dấu hiệu của 3 loại bệnh nghiêm trọng
Ngày nay, không ít người thường xuyên gặp phải tình trạng thức dậy lúc hai hoặc ba giờ sáng. Một số đã quen với việc này cho rằng đây là dấu hiệu của chứng mất ngủ, vì vậy họ chỉ uống các loại thuốc ngủ để cải thiện tình hình trên mà không nghĩ đến việc nó có mối liên hệ với các vấn đề sức khỏe khác.
Các nhà tâm lý học, chuyên gia sức khỏe giải thích rằng, bạn thường xuyên thức dậy vào một thời điểm nhất định thường có lý do. Có thể là phản ứng với chứng ngưng thở khi ngủ, tiếng ồn… Sau đó, cơ thể của bạn ghi nhớ và biến điều này thành phản ứng.
Thức dậy vào ban đêm là một hiện tượng phổ biến và thường vô hại, đặc biệt là nếu bạn dễ dàng ngủ trở lại. Nhưng nếu bạn thức giấc và tỉnh táo thì có thể.
Thức giấc vào lúc 2 hay 3 giờ sáng thực chất có thể là tín hiệu của một số bệnh khác mà rất ít người có thể nhận ra. Bởi vậy, nếu nghi ngờ các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn nên đi thăm khám kịp thời để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm:
Trầm cảm
Thường xuyên thức dậy vào 2 hay 3 giờ không chỉ đơn giản là do mất ngủ mà có thể do nhưng bệnh khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, mà một trong số này rất có khả năng là trầm cảm.
Số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày một tăng mạnh trong những năm qua. Trong quá trình bệnh phát triển, con người sẽ có cảm xúc tiêu cực đáng kể và kéo dài, dẫn đến rối loạn mất ngủ. Nếu thức dậy lúc hai hoặc ba giờ do ảnh hưởng của bệnh này, việc cần làm là kiểm soát sự phát triển của trầm cảm thông qua các phương pháp điều trị thích hợp. Tâm trạng xấu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường, phải từ từ điều chỉnh mới có thể cải thiện được.
Bệnh về gan
Nếu thường xuyên thức dậy vào nửa đêm, bạn nên bắt đầu cảnh giác với loại bệnh này. Việc thường xuyên tỉnh ngủ vào lúc 2 hay 3 giờ sáng có thể là tín hiệu gan của bạn đang có vấn đề.
Là một bộ phận quan trọng của con người, gan có chức năng thúc đẩy sự bài tiết chất độc. Trong khi ngủ vào ban đêm, gan vẫn tiếp tục bài tiết độc tố. Nếu gan bị tổn thương, quá trình này sẽ bị gián đoạn, suy giảm chức năng của gan và xuất hiện tình trạng mất ngủ.
Nếu thường xuyên thức giấc vào 2 hay 3 giờ sáng mà chưa xác định được nguyên nhân, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra xem chức năng gan có bình thường không. Nếu thực sự có vấn đề, điều cần làm là thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe cho gan.
Bệnh dạ dày
Thức dậy vào nửa đêm không phải là một tín hiệu tốt, bởi vì đây có thể là dấu hiệu của người mắc bệnh dạ dày. Trong quá trình phát triển của bệnh dạ dày, ngoài đường tiêu hóa kém, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm cũng là một biểu hiện đáng chú ý của bệnh, đặc biệt là khi bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật xuất hiện. Ảnh hưởng của bệnh này khiến bệnh nhân trong giấc ngủ dễ bị ợ nóng, trào ngược axit, buồn nôn.
Nhiều người đã quen với việc thức dậy vào giữa đêm, đặc biệt trong số họ có thói quen ăn tối muộn trước khi đi ngủ. Nếu việc này là tín hiệu của bệnh dạ dày, cần cải thiện kịp thời và điều trị đúng cách để khôi phục tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tiếp tục phát triển
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/cu-2-3-gio-sang-lai-tinh-giac-kho-ngu-lai-duoc-khong-chi-la-chung-mat-ngu-day-co-the-la-dau-hieu-cua-3-loai-benh-nghiem-trong-420205619502578.htm
Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/giai-ma-hien-tuong-tinh-giac-luc-3-gio-07-phut-bi-an-khung-gio-ma-quy-da-duoc-chuyen-gia-giai-dap-721949.html