News daily VN

Menu
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Tâm sự
  • Sao
  • Mẹo vặt
  • Xe
Home
Xe
Lắp loa công suất lớn trên ô tô, có bị xử phạt?

Lắp loa công suất lớn trên ô tô, có bị xử phạt?

Bạch Hổ 9 Tháng 5, 2025

Một thính giả đã gửi câu hỏi đến Fanpage VOV Giao thông với nội dung sau: “Tôi thấy có người lắp loa rất to trên xe ô tô rồi mở nhạc ngay giữa phố. Việc này có bị coi là vi phạm không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?”


Ảnh minh họa: ChatGPT

Về thắc mắc này, VOV Giao thông xin trả lời:

Tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, trong đó tại khoản 16 quy định: “Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.”

Do đó, hành vi tài xế lắp loa (thiết bị âm thanh) trên xe ô tô và sử dụng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một hành vi bị nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 quy định về “Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ”; trong đó, tại điểm k khoản 7 quy định: “Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ” sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Ngoài ra, tại điểm h khoản 19 Điều 32 quy định rõ: “Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm k khoản 7 Điều này buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Vì vậy, trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lắp loa và sử dụng trên xe ô tô gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ còn buộc phải tháo dỡ loa lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Hành vi phát âm thanh công suất lớn khi đang điều khiển phương tiện không chỉ ảnh hưởng tới an toàn giao thông (khi gây mất tập trung, che lấp tiếng còi xe khác…), mà còn xâm phạm quyền yên tĩnh, ảnh hưởng sức khỏe của người xung quanh – đặc biệt tại khu dân cư.

Nhiều người cho rằng “mở nhạc là quyền cá nhân”, nhưng khi đã tham gia giao thông – mọi hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn công cộng đều có thể bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Prev Article
Next Article

Related Articles

Người Hà Nội “nhờn luật”, lại vượt đèn đỏ, leo vỉa hè khi không có CSGT

Người Hà Nội “nhờn luật”, lại vượt đèn đỏ, leo vỉa hè khi không có CSGT

Mục tiêu đến năm 2035 cấm xe máy và hạn chế ô tô cá nhân trong nội đô

Mục tiêu đến năm 2035 cấm xe máy và hạn chế ô tô cá nhân trong nội đô

Leave a Reply Cancel Reply

NEWS

  • Nhà nghèo xác xơ, Con trai xuất khẩu lao động nước ngoài 5 năm. Hôm nó về cả làng lác mắt khi con trai tôi dẫn theo một cô Tây xinh như búp bê đòi cưới gấp. Đêm đấy phòng con trai phát ra tiếng hét thất thanh tôi chạy sộc lên mở cửa thì nóng hết mặt…
    Nhà nghèo xác xơ, Con trai xuất …
  • Ông cụ chạy chiếc xe máy cũ tới thăm con trai tại ch:;ung cư cao cấp, bảo vệ kh.ông cho vào và cái kết
    Ông cụ chạy chiếc xe máy cũ …
  • Từ hôm nay, xe máy đi lên vỉa hè có thể bị CSGT phạt tới 6 triệu đồng, người đi xe phải chú ý
    Từ hôm nay, xe máy đi lên …
  • Vụ b.é 3 tuổi nhanh trí cứu bạn r.ơi xuống hố sâu: Mẹ ru/ộ/t muốn đón về nuôi, quyết định cuối cùng ra sao?
    Vụ b.é 3 tuổi nhanh trí cứu …
  • MC Thanh Bạch ng:;ã xuống hố sâu 3 m
    MC Thanh Bạch ng:;ã xuống hố sâu …

News daily VN

Copyright © 2025 News daily VN
Liên hệ: [email protected]