Sau ngày 15 tháng 4 được xem là mốc ‘khai tử’ của SIM ‘rác’, sẽ không còn những cuộc gọi làm phiền, lừa đảo. Song người dân vẫn khá hoài nghi, liệu họ có thật sự thoát khỏi những cuộc gọi ‘rác’ bất kể ngày đêm.
Theo Phụ nữ & gia đình, sau ngày 15 tháng 4 được xem là mốc ‘khai tử’ của SIM ‘rác’, sẽ không còn những cuộc gọi làm phiền, lừa đảo. Song người dân vẫn khá hoài nghi, liệu họ có thật sự thoát khỏi những cuộc gọi ‘rác’ bất kể ngày đêm.
Thẻ SIM điện thoại đã quá quen thuộc với chúng ta, ngoài những tính năng nổi bật như dễ phổ cập, dễ tiếp cận, giá thành rẻ… là một trong số các công cụ mà các đối tượng ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. ngoài các ưu điểm trên, một số người dùng còn lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có cả cuộc gọi lừa đảo, giả danh.
Xử lý nghiêm nhà mạng có SIM mới không đúng quy định sau 15/4
Theo thông tin từ VOV: Để ngăn chặn tối đa tình trạng phát tán cuộc gọi rác trên không gian mạng cần sự chủ động vào cuộc của cơ quan, tổ chức có liên quan và của chính người dân. Trong đó, Bộ TT&TT đã chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp viễn thông, di động xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (SIM rác), chuẩn hoá thông tin thuê bao là một trong các biện pháp ưu tiên, để ngăn chặn các phương thức của đối tượng lừa đảo có thể sử dụng.
Vừa qua, tại cuộc họp thường kỳ mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, rà soát thuê bao là một trong những biện pháp giúp ngăn chặn SIM không chính chủ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sim ‘rác’ và cuộc gọi ‘rác’.
Theo văn bản của Bộ gửi đến nhà mạng, trước ngày 15/4 những SIM tồn kênh nếu đang bị khóa một chiều, có dấu hiệu kích hoạt sẵn phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao. Sau 15/4, doanh nghiệp viễn thông sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Trường hợp phát hiện các vi phạm như SIM tồn kênh có sẵn thông tin thuê bao thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm với mức xử phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc kỷ luật người đứng đầu của doanh nghiệp vi phạm.
Theo Cục Viễn thông, chỉ trong tháng 3, các nhà mạng đã tiếp nhận hơn 6 triệu lượt tra cứu thông tin thuê bao. Trong đó, có 1.000 khách hàng với 1.200 thuê bao có phản ánh về việc thuê bao không đăng ký hoặc không còn sử dụng. Sau quá trình làm rõ, các nhà mạng đã khóa một chiều, hai chiều với 200 thuê bao.
15/4, mốc ‘khai tử’ cuộc gọi ‘rác’?
Mặc dù đã hơn 1 năm các nhà mạng thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao, người dân vẫn liên tục phải nhận các tin nhắn, cuộc gọi “rác” tư vấn đủ thể loại dịch vụ, trong đó có những cuộc là từ số điện thoại cố định. Do đó, nhiều người hy vọng thời điểm 15/4 sẽ là mốc “khai tử” của SIM “rác” và cuộc gọi “rác”.
Theo thông tin từ VOV: Anh Nguyễn Anh Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội bày tỏ: “Khó có thể nói hết những cái bực mình, khó chịu của người dùng khi gặp phải tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo, cho vay tiền… hay hù dọa để lừa đảo. Không chỉ tôi, rất nhiều người xung quanh tôi cũng gặp phải tình trạng này. Chặn không xuể, phản ánh lên nhà mạng hay tổng đài cũng được vài hôm rồi lại tiếp tục. Hy vọng sau 15/4, tình trạng này sẽ được cơ quan quản lý kiểm soát chặt hơn”.
“Trước kia, cuộc gọi “rác” thường chỉ xuất hiện thuê bao di động, gần đây còn có cả cuộc gọi “rác” từ thuê bao cố định như 024…, 028… ở mọi thời điểm trong ngày. Nếu xuất phát từ thuê bao cố định là đã rõ chính chủ, không phải SIM “rác”. Mong có sự can thiệp, điều chỉnh, ngăn chặn từ các nhà mạng, các cơ quan có liên quan để tránh phiền hà cho người dân?”, anh Bùi Tiến Minh bức xúc chia sẻ.
Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ
https://sohuutritue.net.vn/sau-ngay-15-thang-4-nguoi-dan-se-khong-con-bi-lam-phien-vi-cuoc-goi-rac-lua-dao-d215711.html